Lãnh đạo Viện An toàn thực phẩm và Dinh dưỡng dự và chúc mừng VinaCert là tổ chức đầu tiên tại Đông Nam Á chứng nhận tiêu chuẩn JFS-C

Nguồn tin:
Ngày 25/9/2023, tại Hà Nội đã diễn ra Lễ công bố Hiệp hội Quản lý An toàn Thực phẩm Nhật Bản (JFSM) thừa nhận Công ty CP Chứng nhận và Giám định VinaCert là tổ chức đầu tiên tại Đông Nam Á chứng nhận tiêu chuẩn JFS-C.
 
Toàn cảnh buổi lễ
Toàn cảnh buổi lễ
Buổi lễ có sự tham dự của ông Kotani, Phó Chủ tịch JFSM; Bà Ichikawa, Thư ký JFSM; ông Ngô Hồng Phong, Phó cục trưởng Cục chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường (Bộ NN&PTNT); Văn phòng SPS Việt Nam có ông Lê Thanh Hòa - Giám đốc, và ông Ngô Xuân Nam – Phó giám đốc; ông Nghiêm Thanh Hải, Phó Vụ trưởng Vụ Đánh giá Hợp chuẩn Hợp quy – Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng; Phóng viên các cơ quan thông tấn báo chí; đại biểu, khách quý của VinaCert đến từ Trường Hóa và Khoa học sự sống (Đại học Bách khoa Hà Nội) Hội, Hiệp hội, Viện nghiên cứu…
Dự và chúc mừng buổi lễ, Viện An toàn thực phẩm và Dinh dưỡng có PGS.TS Phan Thị Kim – Viện trưởng - người có nhiều năm kinh nghiệm, tâm huyết với hoạt động nghiên cứu khoa học, triển khai công nghệ mới, phát triển sản phẩm đảm bảo dinh dưỡng hợp lý và an toàn thực phẩm; Tư vấn, phản biện, giám định xã hội về dinh dưỡng và an toàn thực phẩm; Cung cấp dịch vụ khoa học công nghệ và đào tạo lĩnh vực dinh dưỡng và an toàn thực phẩm,… của Viện và các đơn vị có liên quan đến cung cấp dịch vụ Khoa học công nghệ như VinaCert.
Phó Chủ tịch JFSM - ông Kotani phát biểu tại buổi lễ.
Phó Chủ tịch JFSM - ông Kotani phát biểu tại buổi lễ.
Phát biểu tại buổi lễ, ông Kotani, Phó Chủ tịch JFSM cho biết, đây là sự kiện đáng ghi nhớ trong phát triển quan hệ hợp tác của JFSM tại khu vực Đông Nam Á. Từ năm 2015, Nhật Bản và Việt Nam đã cùng nhau lập các chiến lược dài hạn trong việc phát triển hợp tác lĩnh vực nông nghiệp, trên cơ sở đó, chúng tôi đã lập nhiều dự án hợp tác liên quan đến lĩnh vực nông nghiệp cũng như trong lĩnh vực an toàn thực phẩm. Năm 2021, JFSM đã khảo sát trong lĩnh vực chứng nhận an toàn thực phẩm tại Việt Nam, đồng thời tổ chức nhiều hội thảo, cuộc họp liên quan đến chứng nhận an toàn thực phẩm cũng như năng lực tổ chức đánh giá chứng nhận lĩnh vực an toàn thực phẩm.
GS- Phan Thị Kim - cùng các đại biểu tham dự buổi lễ

“Qua các sự kiện này, chúng tôi nhận thấy các doanh nghiệp lĩnh vực thực phẩm tại Việt Nam rất quan tâm đến tiêu chuẩn JFS, đồng thời các tổ chức chứng nhận của Việt Nam cũng quan tâm đến các tiêu chuẩn này, trong đó có Công ty Cổ phần Chứng nhận và Giám định VinaCert - Tổ chức đầu tiên đăng ký với JFSM để trở thành tổ chức đầu tiên tại Đông Nam Á chứng nhận tiêu chuẩn JFS-C. Đến tháng 4/2023, JFSM và VinaCert đã ký thoả thuận hợp tác triển khai dịch vụ đánh giá chứng nhận JFS-C”, ông Kotani chia sẻ và nhấn mạnh rằng:
“Với mong muốn phổ cập các tiêu chuẩn quản lý an toàn thực phẩm của Nhật Bản đóng góp cho hoạt động quản lý an toàn thực phẩm trên toàn thế giới; đóng góp cho cuộc sống của người dân trên thế giới được an toàn hơn. Với ý nghĩa đó, hợp tác với VinaCert cũng chính là một hoạt động nhằm cụ thể hoá tầm nhìn của JFSM”.
Ông Kotani bày tỏ hy vọng và mong muốn mối quan hệ hợp tác này sẽ phát triển chặt chẽ hơn nữa trong thời gian tới, đồng thời, cùng VinaCert phổ cập tiêu chuẩn JFS được rộng rãi hơn, đóng góp nhiều hơn nữa vào công tác quản lý an toàn thực phẩm tại Việt Nam  và trên thế giới.
Đồng quan điểm trên, Giám đốc Chứng nhận của VinaCert - bà Đặng Thị Hương chia sẻ: VinaCert rất vinh dự và vui mừng khi là tổ chức đầu tiên ở Đông Nam Á được Hiệp hội ATTP Nhật Bản thừa nhận là tổ chức đánh giá chứng nhận theo tiêu chuẩn JFS-C – là tiêu chuẩn ở bậc cao nhất của JFS.
Điểm lại quá trình hình thành và phát triển của VinaCert trong chặng đường 16 năm qua, bà Đặng Thị Hương nhấn mạnh đến năng lực cung cấp các dịch vụ chứng nhận Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm phù hợp với các tiêu chuẩn của thế giới như: GMP, HACCP, ISO 22000, FSSC 22000, BRC, IFS, GlobalGAP, BAP và hiện tại là tiêu chuẩn JFS-C.
“Tiêu chuẩn JFS-C do JFSM thiết lập, ra đời sau các tiêu chuẩn trên nhưng JFS-C cũng dựa trên tiêu chuẩn nền tảng là HACCP Codex (chính), ISO 22000 là các Jure Standard và đồng thời đáp ứng các yêu cầu của tổ chức GFSI - Tổ chức Sáng kiến An toàn Thực phẩm Toàn Cầu. Vì vậy JFS-C được xem là một tiêu chuẩn tiên tiến. Tuy còn khá mới ở một số khu vực trên thế giới, nhưng JFS-C có những đặc trưng riêng và phù hợp với các khu vực ở châu Á và thị trường tin dùng thực phẩm Nhật Bản”, Giám đốc Chứng nhận Đặng Thị Hương chia sẻ.
“Việc đạt công nhận của JFSM là kết quả của một trong những hoạt động của chương trình thúc đẩy hợp tác về khoa học công nghệ giữa hai bên Việt-Nhật mà Chính phủ hai nước mong muốn hướng tới. Đồng thời, việc VinaCert cung cấp dịch vụ chứng nhận JFS-C sẽ giúp cho các Doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thực phẩm Việt Nam có thể xuất khẩu thực phẩm an toàn sang Nhật Bản, mở rộng giao dịch với các công ty Nhật Bản; Doanh nghiệp duy trì được quy tắc khoa học về an toàn thực phẩm, phát triển và nâng cao chất lượng nhân lực thông qua quản lý an toàn thực phẩm có nguồn gốc Nhật Bản; Góp phần vào sự phát triển về ngành công nghiệp thực phẩm tại Việt Nam, tạo sự yên tâm đối với người tiêu dùng. Hoạt động chứng nhận này cũng sẽ là sự cổ vũ cho chúng tôi trong sứ mệnh trở thành tổ chức chứng nhận độc lập tin cậy ở khu vực Đông Nam Á”, bà Đặng Thị Hương nhận định.
Còn theo ông Ngô Hồng Phong, sự kiện JFSM công bố VinaCert là tổ chức đầu tiên tại Đông Nam Á chứng nhận tiêu chuẩn JFS-C diễn ra trong không khí 2 nước đang tổ chức nhiều hoạt động hướng tới kỷ niệm 50 năm Việt Nam - Nhật Bản thiết lập quan hệ ngoại giao.
Ngành nông nghiệp Việt Nam cũng đã có nhiều hoạt động hợp tác với Nhật Bản trong khuôn khổ chương trình tầm nhìn chung Việt Nam – Nhật Bản về nông nghiệp. Từ năm 2018, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam đã ký bản ghi nhớ với Bộ trưởng Bộ Nông lâm ngư nghiệp Nhật Bản về hợp tác phổ biến các tiêu chuẩn chứng nhận chất lượng nông sản thực phẩm tại Việt Nam, nổi bạt là việc thúc đẩy áp dụng các tiêu chuẩn chứng nhận an toàn thực phẩm như GMP, JFS, nông nghiệp hữu cơ,…trong đó bộ tiêu chuẩn JFS đã được Bộ Nông lâm ngư nghiệp Nhật Bản và JFSM phối hợp với Cục Chất lượng, chế biến và phát triển thị trường phổ biến, đào tạo, tập huấn các cơ sở sản xuất kinh doanh cũng như các tổ chức chứng nhận.
Thời gian tới, việc các tổ chức, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh nông lâm thuỷ sản tại Việt Nam đẩy mạnh áp dụng các tiêu chuẩn tiên tiến, trong đó có tiêu chuẩn JFS là một trong những vấn đề rất quan trọng, góp phần phát triển bền vững ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam.
Ông Nguyễn Hữu Dũng phát biểu tại buổi lễ.
Ông Nguyễn Hữu Dũng phát biểu tại buổi lễ.
Chia sẻ tại sự kiện, Chủ tịch HĐQT Công ty VinaCert - ông Nguyễn Hữu Dũng vui mừng cho biết, với sự tham dự của các đại biểu đại diện các Bộ, Ban ngành, địa phương hôm nay cho thấy sự quan tâm và tầm quan trọng của Tiêu chuẩn JFS-C đối với lĩnh vực quản lý an toàn thực phẩm.
Các đại biểu chứng kiến và chúc mừng VinaCert là tổ chức đầu tiên tại Đông Nam Á chứng nhận tiêu chuẩn JFS-C.
GS.TS. Phan Thị Kim cùng các đại biểu chứng kiến và chúc mừng VinaCert là tổ chức đầu tiên tại Đông Nam Á chứng nhận tiêu chuẩn JFS-C.

Ông Nguyễn Hữu Dũng bày tỏ: “Sự kiện ngày hôm nay là sự kế thừa 20 năm ấp ủ trách nhiệm của cá nhân Tôi nói riêng và của VinaCert nói chung về vấn đề quản lý chất lượng an toàn thực phẩm. VinaCert đặt mục tiêu để làm sao các doanh nghiệp chế biến thực phẩm tại Việt Nam được tiếp cận tiêu chuẩn An toàn thực phẩm của Nhật Bản với chi phí đánh giá của Việt Nam, từ đó hướng tới việc người tiêu dùng tại Nhật Bản được thưởng thức những thực phẩm chất lượng có nguồn gốc từ Việt Nam.
“Cùng với dân số hơn 125 triệu dân, tại Nhật Bản còn có khoảng 500 nghìn người Việt đang sinh sống, làm việc. Tiếp cận tiêu chuẩn JFS-C mang lại cơ hội rất lớn để các doanh nghiệp Việt Nam phát triển và tiếp cận thị trường Nhật Bản”, ông Dũng chia sẻ.

Tác giả bài viết: VIỆN AN TOÀN THỰC PHẨM VÀ DINH DƯỠNG - NFSI

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Tuyển dụng
Tuyển dụng nhân sự
Văn bản mới ban hành

17/2023/TT-BYT

Thông tư số 17/2023/TT-BYT sửa đổi, bổ sung và bãi bỏ các văn bản quy phạm pháp luật về an toàn thực phẩm do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành

lượt xem: 329 | lượt tải:62

JFS-C - Version 3.0

JFS-C Tài liệu chương trình chứng nhận

lượt xem: 484 | lượt tải:73

CV số 1354/ATTP-NĐTT

Bảo đảm ATTP và chế độ dinh dưỡng cho người lao động, cán bộ tham gia công tác phòng, chống dịch COVID-19 tại cơ sở sản xuất, kinh doanh, khu công nghiệp, khu cách ly

lượt xem: 866 | lượt tải:218

965/ATTP-ĐNTT

Hướng dẫn bảo đảm an toàn thực phẩm trong phòng chống dịch COVID – 19 đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, kinh doanh thức ăn đường phố

lượt xem: 1684 | lượt tải:350

17/CT-TTg

Chỉ thị 17 của Thủ tướng chính phủ về Tiếp tục tăng cường trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trong tình hình mới

lượt xem: 1838 | lượt tải:376
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây