Sản xuất rau xanh an toàn thực phẩm bền vững cần gắn với mô hình Vietgap điện tử

Nguồn tin:
Hiện nay, an toàn thực phẩm (ATTP) trong rau xanh đang thực sự trở thành mối quan tâm của toàn xã hội. Do cạnh tranh trên thị trường về năng suất, giá thành…, tình hình ATTP trong rau xanh ở nước ta đang là nỗi lo và bức xúc của người người tiêu dùng.
Tình trạng rau bị ô nhiễm do thuốc bảo vệ thực vật, Nitrat (NO3), kim loại nặng, vi sinh vật gây hại đã đến mức báo động từ nhiều năm nay. Kết quả phân tích dư lượng các chất độc hại trong rau của Cục Bảo vệ thực vật và Viện Bảo vệ thực vật trong thời gian gần đây cho thấy: có tới 30 – 50% số mẫu rau có dư lượng thuốc Bảo vệ thực vật, kim loại nặng, Nitrat và vi sinh vật gây bệnh vẫn được bán tràn lan trên thị trường. Đó là những nguyên nhân gây nên tình trạng ngộ độc thực phẩm cấp tính cho người sử dụng.
Trong những năm gần đây, đã có nhiều chủ trương, biện pháp, chính sách nhằm bảo đảm ATTP để phát triển sản xuất rau quả sạch ở nước ta: trồng rau áp dụng thực hành nông nghiệp tốt (VietGAP); mô hình sản xuất, sơ chế, kinh doanh và tiêu thụ rau sạch… Tuy nhiên việc sản xuất và cung ứng sau sạch vẫn còn nhiều hạn chế cần phải có giải pháp để phát triển rau đảm bảo ATTP, năng suất cao, chất lượng tốt, cạnh tranh cao trên thị trường, từ đó nâng cao hiệu quả kinh tế của người nông dân cũng như sức khỏe của cộng đồng.
trong rau trong nha kinh

          Thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho thấy, tính đến tháng 9 năm nay, cả nước đã có 45 địa phương có mô hình liên kết chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn. Trong tổng số 382 chuỗi thực phẩm an toàn, đã có 92 chuỗi được cấp giấy xác nhận. Sản phẩm an toàn chủ yếu gồm rau, quả, chè, thịt, trứng, gạo và thủy sản các loại…
          Cùng với xây dựng các chuỗi, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng đẩy mạnh việc ký kết với hàng trăm doanh nghiệp cung ứng nông sản thực phẩm an toàn để nhân rộng các mô hình và địa chỉ cung ứng nông sản sạch tại các thành phố lớn…
          Sau gần 1 năm thực hiện chuỗi cung cấp rau, thịt an toàn cho người dân Thủ đô với sự tham gia của 21 tỉnh, thành phố trên cả nước, thành phố Hà Nội cơ bản đã kiểm soát được những nông sản, thực phẩm qua chương trình kết nối tiêu thụ vào Hà Nội như chuỗi rau theo tiêu chuẩn VietGAP tại Hòa Bình, Sơn La, chuỗi gà thịt Dabaco của tỉnh Bắc Ninh…
          Từ chỗ chỉ có 180 dòng sản phẩm, đến nay tại thành phố Hà Nội đã có khoảng 1.800 mặt hàng nông sản, thực phẩm sạch của các địa phương được bày bán ở 142 điểm phân phối, với sự tham gia của 52 doanh nghiệp…
          Việc đẩy mạnh kết nối sẽ giúp cho các doanh nghiệp phân phối tiếp cận gần hơn với các hộ sản xuất nông sản an toàn, hình thành các chuỗi sản xuất, cung ứng nông sản thực phẩm an toàn khép kín, đáp ứng mục tiêu năm cao điểm 2016 đảm bảo an toàn thực phẩm mà ngành đang triển khai.
          Khâu yếu nhất hiện nay là việc kết nối giữa nhà quản lý, nhà khoa học, nhà sản xuất, nhà báo và nhà tiêu dùng trong tiêu thụ nông sản an toàn.
          “Việc kết nối sẽ có ý nghĩa hết sức quan trọng, tạo thêm nhiều cơ hội cho người tiêu dùng tiếp cận nông sản an toàn, đồng thời thúc đẩy sản xuất theo quy trình sản xuất nông nghiệp sạch. Đây cũng là trọng tâm mà ngành nông nghiệp đang hướng tới trong năm cao điểm 2016 về đảm bảo an toàn thực phẩm.
          Vấn đề ở đây là phải duy trì được tính bền vững của các nhà sản xuất khi đã được chứng nhận, thay đổi nhận thức, thái độ, hành vi của người nông dân để người tiêu dùng tin cậy, an tâm về chất lượng, vệ sinh, an toàn được bảo đảm. Vậy giải pháp mạnh hơn nữa trong việc tập trung xây dựng các chuỗi sản xuất an toàn được chứng nhận Vietgap là người tiêu dùng (bao gồm cả 5 nhà) và toàn xã hội là truy xuất được nguồn gốc mới tạo được lòng tin cho khách hàng, từ đó phát triển được thương hiệu trên thị trường.
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Tuyển dụng
VinaCert - Tuyển dụng nhân sự - Nhân viên kinh doanh
Văn bản mới ban hành

12/2024/TT-BYT

Quy định mới về giới hạn các chất ô nhiễm trong thực phẩm bảo vệ sức khỏe

lượt xem: 503 | lượt tải:129

17/2023/TT-BYT

Thông tư số 17/2023/TT-BYT sửa đổi, bổ sung và bãi bỏ các văn bản quy phạm pháp luật về an toàn thực phẩm do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành

lượt xem: 920 | lượt tải:202

JFS-C - Version 3.0

JFS-C Tài liệu chương trình chứng nhận

lượt xem: 1091 | lượt tải:218

CV số 1354/ATTP-NĐTT

Bảo đảm ATTP và chế độ dinh dưỡng cho người lao động, cán bộ tham gia công tác phòng, chống dịch COVID-19 tại cơ sở sản xuất, kinh doanh, khu công nghiệp, khu cách ly

lượt xem: 1322 | lượt tải:363

965/ATTP-ĐNTT

Hướng dẫn bảo đảm an toàn thực phẩm trong phòng chống dịch COVID – 19 đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, kinh doanh thức ăn đường phố

lượt xem: 2236 | lượt tải:479
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây