Viện An toàn thực phẩm và Dinh dưỡng (NFSI) đào tạo kỹ thuật lấy mẫu thực phẩm cho 16 học viên

Nguồn tin:
Được sự đồng ý của Viện trưởng Viện An toàn thực phẩm và Dinh dưỡng, từ ngày 26/11 đến 30/11, Ban tổ chức lớp đào tạo về kỹ thuật lấy mẫu thực phẩm đã triển khai thành công khóa đào tạo cho 16 học viên đến từ các đơn vị liên quan đến an toàn vệ sinh thực phẩm.
dao tao lien tuc ky thuat lay mau thuc pham
TS. Nguyễn Khoa Hạ Mai tại khóa đào tạo.

Lớp đào tạo cho các học viên khu vực phía Nam do giảng viên - TS. Nguyễn Khoa Hạ Mai thực hiện tại địa chỉ số 26 Lê Văn Miến, Phường Thảo Điền, thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh.
Theo chương trình đào tạo, TS. Nguyễn Khoa Hạ Mai đã trình bày các kiến thức cơ bản, hướng dẫn học viên thực hành các nội dung liên quan đến kỹ thuật lấy mẫu thực phẩm phục vụ công tác thanh tra, kiểm tra và nghiên cứu chất lượng thực phẩm,…
Với tổng số 40 tiết học (thời lượng: 50 phút/tiết), bao gồm 18 tiết học lý thuyết và 22 giờ học thực hành, khóa đào tạo “Kỹ thuật lấy mẫu thực phẩm” đã chuyển giao đến học viên rất nhiều kiến thức, kỹ năng quan trọng, gồm: 
+ Các thuật ngữ, định nghĩa mục đích và nguyên tắc lấy mẫu; 
+ Yêu cầu và trách nhiệm của người lấy mẫu trong thanh kiểm tra, đánh giá, giám sát chất lượng thực phẩm; 
+ Các điểm cơ bản khi lấy mẫu kiểm tra vi sinh vật và hóa lý trong thực phẩm; 
+ Thực hiện được lấy mẫu thực phẩm để kiểm tra vi sinh vật và hóa lý trong thực phẩm; 
+ Nhận thức đúng quy trình, ý nghĩa của việc thực hiện kỹ thuật lấy mẫu đóng vai trò quan trọng trong việc quyết định kết quả kiểm nghiệm. 
+ Thực hiện cẩn thận có tinh thần trách nhiệm, trung thực, chính xác, khách quan, khoa học trong quá trình lấy mẫu thực phẩm. 
+ Nắm rõ và thực hành phương án lấy mẫu, cách thức lấy mẫu, phương pháp lấy mẫu; 
+ Các yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn phương pháp lấy mẫu; 
+ Các bước chuẩn bị và trình tự lấy mẫu; 
+ Thực hiện ghi nhãn, bao gói, niêm phong, bảo quản, lưu mẫu và vận chuyển mẫu; 
+ Một số lưu ý trong quá trình lấy mẫu; 
+ Mục đích, đối tượng áp dụng, thuật ngữ và định nghĩa lấy mẫu nghiệm thu chất lượng thực phẩm; 
+ Phương án lấy mẫu nghiệm thu; 
+ Cách lấy mẫu nghiệm thu chất lượng; 
+ Tính kết quả cỡ mẫu, hệ số chấp nhận để ra quyết định nghiệm thu lô hàng; tiếp cận một số dạng lấy mẫu điển hình: (Đường, chè, gia vị, cà -phê, bia, kẹo, rau quả tươi, thịt và các sản phẩm từ thịt, đồ uống); 
+ Thực hành lấy mẫu thực phẩm (9 loại) điển hình theo phương pháp đã được hướng dẫn;…
Sau khóa đào tạo, học viên đã nắm được các nguyên tắc cơ bản, các phương pháp lấy mẫu, bảo quản mẫu. Đồng thời thực hành tốt cách lấy mẫu, niêm phong mẫu, ghi nhãn, bảo quản mẫu đúng kỹ thuật. 
Kết quả làm bài kiểm tra cuối khóa, 100% học viên đạt tốt.

Tác giả bài viết: Viện NFSI

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Tuyển dụng
VinaCert - Tuyển dụng nhân sự - Nhân viên kinh doanh
Văn bản mới ban hành

12/2024/TT-BYT

Quy định mới về giới hạn các chất ô nhiễm trong thực phẩm bảo vệ sức khỏe

lượt xem: 407 | lượt tải:110

17/2023/TT-BYT

Thông tư số 17/2023/TT-BYT sửa đổi, bổ sung và bãi bỏ các văn bản quy phạm pháp luật về an toàn thực phẩm do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành

lượt xem: 859 | lượt tải:185

JFS-C - Version 3.0

JFS-C Tài liệu chương trình chứng nhận

lượt xem: 1022 | lượt tải:200

CV số 1354/ATTP-NĐTT

Bảo đảm ATTP và chế độ dinh dưỡng cho người lao động, cán bộ tham gia công tác phòng, chống dịch COVID-19 tại cơ sở sản xuất, kinh doanh, khu công nghiệp, khu cách ly

lượt xem: 1272 | lượt tải:349

965/ATTP-ĐNTT

Hướng dẫn bảo đảm an toàn thực phẩm trong phòng chống dịch COVID – 19 đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, kinh doanh thức ăn đường phố

lượt xem: 2182 | lượt tải:465
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây