Nghiên cứu đánh giá khả năng tận thu Tetrodotoxin (TTX) trong nội tạng cá nóc thuộc vùng biển Khánh Hòa
Được sự phê duyệt của Liên hiệp các Hội khoa học và Kỹ thuật Việt Nam theo quyết định số 121/QD-LHHVN về việc phê duyệt đề tài “Nghiên cứu đánh giá khả năng tận thu tetrodotoxin (TTX) trong nội tạng cá nóc thuộc vùng biển Khánh Hòa”.
Từ tháng 03/2019-12/2020, Viện An toàn thực phẩm và Dinh dưỡng thực hiện đề tài này.
Mục tiêu của đề tài:
Như chúng ta đã biết trữ lượng cá Nóc ở biển Việt Nam ước tính khoảng 37.387 tấn, trong đó vùng biển miền Trung chiếm khoảng 44,6%; Vùng biển đông Nam bộ chiếm 20,6%; Vùng biển tây Nam bộ chiếm 21,6% và vùng biển Vịnh Bắc bộ chiếm khoảng 14,9% tổng trữ lượng. Đây là một trữ lượng rất lớn việc khai thác và sử dụng nguồn lợi này một cách khoa học và bài bản sẽ đem lại một nguồn lợi kinh tế rất lớn cho đất nước và người dân làm nghề đánh cá. Chính vì ý nghĩa cao cả và nhân văn này nên Viện An toàn thực phẩm và Dinh dưỡng đã thực hiện đề tài này để đưa ra những bằng chứng, luận điểm khoa học chính xác về lượng độc tố tetrodotoxin có trong một số loài cá nóc phổ biến ở Việt Nam và từ đấy đánh giá được khả năng tận thu tetrodotoxin có trong nội tạng cá nóc để ứng dụng trong các mục đích y tế.
Đề tài được thực hiện theo các nôi dung sau:
Nội dung 1: Tối ưu hóa các thông số thiết bị LC-MS/MS khi phân tích chuẩn:
- Công việc 1.1: Thực hiện bắt các mảnh định lượng và định tính của TTX trên MS/MS và tối ưu hóa các điều kiện MS để thu được tín hiệu phân tích tốt nhất và chọn lọc nhất.
Từ chất chuẩn CRM-03-TTX của Laboratorio Cifga s.a với nồng độ 25,90 µg/g trong Acid Acetic 1mM pha loãng ra dung dịch có nồng độ 500ng/g để tiến hành xác định các điều kiện trên MS. Bắt mảnh định lượng và định tích của TTX 320/302, 320/284, 320/162.
- Công việc 1.2: Tối ưu hóa các điều kiện chạy chuẩn trên sắc ký lỏng.
Từ các điều kiện tối ưu hóa trên MS tiến hành tối ưu hóa các điệu kiện chạy LC.
- Xác định thời gian lưu của TTX;
- Tiến hành tối ưu hóa điều kiện pha động;
- Tối ưu hóa thời gian chạy máy;
- Xác định khoảng tuyến tính của TTX trên máy LC-MS/MS;
Nội dung 2: Hướng dẫn xác định loài cá nóc để thu mua nội tạng - Thu mua nội tạng cá nóc:
- Công việc 2.1: Hướng dẫn xác định loài cá nóc để thu mua.
- Công việc 2.2: Thu mua nội tạng cá nóc
Nội dung 3: Xác nhận giá trị sử dụng của phương pháp và tham gia chương trình đảm bảo kết quả thử nghiệm (PT/SSLP)
- Công việc 3.1: Xác nhận lại giá trị sử dụng của phương pháp.
- Công việc 3.2: Tham gia chương trình đảm bảo kết quả thử nghiệm (PT/SSLP).
Nội dung 4: Đánh giá khả năng tận thu TTX trong nội tạng cá nóc:
Đánh giá dựa theo các loài tập trung vào các loài có sản lượng cao phổ biển ở các tỉnh Nam Trung Bộ và ở các mùa khác nhau: Mùa sinh sản và không sinh sản trong 2 năm
Nội dung 5: Tổng hợp báo cáo kết quả, nghiệm thu đề tài
Đến hêt tháng 05/2019 Viện đã đạt được các kết quả như sau:
Xây dựng được quy trình xử lý mẫu xác định được tetrodotoxin trong nội tạng cá nóc với:
Khoảng tuyến tính của phương pháp là từ 20 µg/l đến 500 µg/l, độ tuyến tính R2=0,999542;
Giới hạn phát hiện của phương pháp là 0,30 mg/kg, giới hạn định lượng 1,00mg/kg;
Độ thu hồi trong khoảng 80-110%, độ lặp lại 5,00-7,00% tại mức nồng độ từ 1mg/Kg-5mg/Kg.
Hiện nay Viện đang tiến hành các nội dung tiếp theo của đề tài