Kiến thức an toàn thực phẩm cho người trực tiếp sản xuất thực phẩm

Nguồn tin:
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
Kiến thức an toàn thực phẩm cho người trực tiếp sản xuất thực phẩm
(Ban hành kèm theo Quyết định số…../QĐ-TPDD ngày…/…../2020 
của Viện An toàn thực phẩm và dinh dưỡng 

I. GIỚI THIỆU KHOÁ HỌC:

Tầm quan trọng và nhu cầu cấp thiết đào tạo an toàn thực phẩm:
An toàn thực phẩm đang là mối quan tâm rất lớn của tất cả các quốc gia trên thế giới – nhất là các nước đang phát triển. Việc bảo đảm an toàn thực phẩm có ý nghĩa đặc biệt quan trọng vì nó không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ con người, nòi giống dân tộc mà còn tác động tới sự phát triển kinh tế, văn hoá xã hội, an ninh chính trị và quan hệ quốc tế.
Trước yêu cầu thực tiễn rất lớn của các doanh nghiệp sản xuất thực phẩm, trên cơ sở Tài liệu cho chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, chế biến thực phẩm tại cơ sở sản xuất, chế biến thực phẩm của Cục An toàn thực phẩm - Bộ Y tế, Viện An toàn thực phẩm và Dinh dưỡng đã biên soạn lại và cập nhật các văn bản quy phạm pháp luật mới ban hành.
Căn cứ pháp lý đào tạo an toàn thực phẩm:
Viện An toàn thực phẩm và Dinh dưỡng thuộc Liên hiệp các Hội khoa học kỹ thuật Việt Nam được thành lập theo Quyết định số 297/QĐ - LHHVN ngày 02 tháng 5 năm 2012; Ban đầu là Viện Thực phẩm và Dinh dưỡng gia đình. Viện đã được Bộ Khoa học và Công nghệ cấp Chứng nhận đăng ký hoạt động và công nghệ số A- 1025 ngày 05/10/2018; Viện được cấp mã số đào tạo liên tục là B77 theo Quyết định số 212/QĐ - K2ĐT ngày 10/10/2010 của Bộ Y tế.
Viện An toàn thực phẩm và Dinh dưỡng có đội ngũ giáo sư, phó giáo sư, bác sĩ, dược sĩ, kỹ sư, cử nhân đã từng là lãnh đạo, chuyên viên cấp Cục/Viện, cấp Phòng/Khoa nhiều năm trong ngành y tế, những người có kinh nghiệm trực tiếp viết chương trình, đào tạo học viên để cấp xác nhận kiến thức cơ bản về an toàn thực phẩm theo quy định.
Nội dung khoá học này được thiết kế dựa vào quy định tại Luật an toàn thực phẩm, Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 02/02/2018 của Chính phủ và các văn bản dưới Luật trong việc quy định trách nhiệm về an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất thực phẩm. Khóa học giúp cho Chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất thực phẩm có kiến thức về an toàn thực phẩm theo quy định pháp luật. Góp phần nâng cao năng lực Chủ cơ sở và người lao động trực tiếp khi tham gia công tác giải quyết sự cố về ngộ độc thực phẩm tại cơ sở.
Đối tượng đào tạo: Khoá học này dành cho Chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, chế biến thực phẩm.
Thời lượng đào tạo:
Chương trình khoá học gồm 04 tiết (trong đó bao gồm cả kiểm tra lượng giá) được bố trí thành 04 bài học, kiến thức cơ bản về an toàn thực phẩm.

II. MỤC TIÊU KHÓA HỌC:
2.1. Mục tiêu chung:
Sau khóa đào tạo, Chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, chế biến thực phẩm nắm được những kiến thức cơ bản về an toàn thực phẩm.
2.2. Mục tiêu cụ thể:
1. Trình bày được kiến thức chung quy định pháp luật về an toàn thực phẩm.
2. Nắm được các mối nguy về an toàn thực phẩm.
3. Trình bày được điều kiện và phương pháp bảo đảm an toàn thực phẩm.
4. Học viên nắm được các nội dung thực hành tốt an toàn thực phẩm.

III. ĐỐI TƯỢNG HỌC VIÊN:
- Cá nhân, tổ chức thuộc khối ngành sản xuất, chế biến thực phẩm.
- Các đơn vị tổ chức, cá nhân khác có nhu cầu.

IV. CHƯƠNG TRÌNH CHI TIẾT:
 
TT Tên bài Mục tiêu của bài học Thời gian/phút
(lý thuyết)
 
1 Bài 1.
Quy định pháp luật an toàn thực phẩm
1. Trình bày được quy đnh chung pháp luật an toàn thực phẩm tại Việt Nam
2. Nắm được quy định pháp luật chi tiết đối với cơ sở sản xuất, chế biến thực phẩm
50  
2 Bài 2.
Mối nguy an toàn thực phẩm
1. Trình bày được ba mối nguy an toàn thực phẩm
2. Phân loại được các mối nguy an toàn thực phẩm
30  
3 Bài 3.
Điều kiện và phương pháp bảo đảm an toàn thực phẩm
1. Trình bày được điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm tại cơ sở sản xuất, chế biến thực phẩm
2. Nêu phương pháp bảo đảm an toàn thực phẩm tại cơ sở sản xuất, chế biến thực phẩm
50  
4 Bài 4.
Thực hành tốt an toàn thực phẩm
Trình bày được các nội dung:
1. Thực hành tốt vệ sinh cá nhân
2. Thực hành tốt bàn tay
3. Thực hành tốt bảo quản thực phẩm
4. Thực hành tốt vận chuyển, phân phối thực phẩm
5. Thực hành tốt ghi nhãn thực phẩm
40  
5 Lượng giá kiến thức 30
TỔNG SỐ 200
           

V. TÊN TÀI LIỆU DẠY – HỌC:
5. 1. Tài liệu dạy – học chính thức:
- Kiến thức cơ bản về an toàn thực phẩm dành cho người trực tiếp sản xuất, chế biến thực phẩm do Viện An toàn thực phẩm và Dinh dưỡng biên soạn năm 2020.
- Tài liệu phát tay của giảng viên.
5.2. Tài liệu đọc thêm:
- Luật an toàn thực phẩm; Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 02/02/2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật An toàn thực phẩm và các Nghị định liên quan.
- Thông tư hướng dẫn các Nghị định và liên quan.

VI. PHƯƠNG PHÁP DẠY – HỌC:
- Thuyết trình ngắn gọn, minh họa cụ thể sinh động.
          - Đọc và nghiên cứu tài liệu.

VII. TIÊU CHUẨN GIẢNG VIÊN VÀ TRỢ GIẢNG:
7.1. Tiêu chuẩn giảng viên:
- Giảng viên là người có trình độ chuyên môn về y, dược, thực phẩm, quản lý thực phẩm trình độ đại học trở lên, có kinh nghiệm từ 05 năm trở lên trong công tác giảng dạy về lĩnh vực liên quan đến an toàn thực phẩm.
7.2. Tiêu chuẩn trợ giảng:
- Trợ giảng có trình độ chuyên môn từ cao đẳng trở lên; có kiến thức và chuyên môn về an toàn thực phẩm.
7.3. Số lượng giảng viên và trợ giảng:  01 giảng viên và 01 trợ giảng.

VIII. THIẾT BỊ, HỌC LIỆU CHO KHÓA HỌC:
- Phòng học thoáng mát, đủ ánh sáng, có diện tích đủ rộng để bảo đảm cho việc học tập tại lớp.
- Bàn, ghế đủ cho học viên, có thể linh hoạt xếp theo nhóm học tập.
- Máy tính, máy chiếu, màn chiếu, Wifi, thiết bị âm thanh, bảng mica trình bày, bút dạ, giấy khôe A0, giấy, A4, băng dính...
- Tài liệu, tranh ảnh, video minh họa (nếu có).

IX. HƯỚNG DẪN TỔ CHỨC THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH:
9.1. Cách thức tuyển học viên:
          - Viện An toàn thực phẩm và Dinh dưỡng phối hợp với Cục An toàn thực phẩm, Chi cục an toàn thực phẩm các tỉnh/thành phố gửi công văn thông báo tới các đơn vị có nhu cầu và khối ngành sản xuất, chế biến thực phẩm trong cả nước.
          - Thông báo mở lớp tập huấn cho đối tượng sản xuất, chế biến thực phẩm trên Website của Viện An toàn thực phẩm và Dinh dưỡng.
          - Số lượng từ 20 học viên trở lên.
9.2. Thời gian đào tạo và địa điểm:
9.2.1. Thời gian đào tạo:
- Thời gian học 200 phút (1/2 ngày)
9.2.2. Địa điểm đào tạo:
- Địa điểm chính đủ điều kiện đào tạo tại Viện An toàn thực phẩm và Dinh dưỡng, Tầng 3, Tòa nhà số 130 Nguyễn Đức Cảnh, quận Hoàng Mai, Hà Nội.
          - Tùy theo số lượng học viên, nếu đủ số lượng sẽ mở lớp tại các các địa điểm có cơ sở đầy đủ điều kiện đào tạo: hội trường, thiết bị dạy – học đảm bảo theo quy định cho học viên.
9.3. Kinh phí đào tạo:
          Nguồn kinh phí từ cá nhân, tổ chức có nhu cầu đào tạo.
9.4. Điều chỉnh chương trình:
Chương trình được điều chỉnh sau 1 - 2 khóa đầu tiên và cập nhật hàng năm dựa vào ý kiến phản hồi của học viên và giảng viên.

X. ĐÁNH GIÁ VÀ CẤP CHỨNG CHỈ:
10.1. Đánh giá:
          Đánh giá kết thúc khóa học: Học viên trả lời Bộ câu hỏi để lượng giá kiến thức gồm 20 câu. Thời gian đánh giá 30 phút.
10.2. Cấp chứng chỉ:
- Tên chứng chỉ: “ Giấy xác nhận tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm”.
- Điều kiện cấp chứng chỉ:
+ Học viên bảo đảm 100% thời gian học.
+ Bài kiểm tra đạt yêu cầu (từ 80% tổng số điểm trở lên mỗi phần: kiến thức chung và kiến thức chuyên ngành).
 

Tác giả bài viết: Viện An toàn thực phẩm và Dinh Dưỡng

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Tuyển dụng
VinaCert - Tuyển dụng nhân sự - Nhân viên kinh doanh
Văn bản mới ban hành

12/2024/TT-BYT

Quy định mới về giới hạn các chất ô nhiễm trong thực phẩm bảo vệ sức khỏe

lượt xem: 503 | lượt tải:129

17/2023/TT-BYT

Thông tư số 17/2023/TT-BYT sửa đổi, bổ sung và bãi bỏ các văn bản quy phạm pháp luật về an toàn thực phẩm do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành

lượt xem: 920 | lượt tải:202

JFS-C - Version 3.0

JFS-C Tài liệu chương trình chứng nhận

lượt xem: 1091 | lượt tải:218

CV số 1354/ATTP-NĐTT

Bảo đảm ATTP và chế độ dinh dưỡng cho người lao động, cán bộ tham gia công tác phòng, chống dịch COVID-19 tại cơ sở sản xuất, kinh doanh, khu công nghiệp, khu cách ly

lượt xem: 1321 | lượt tải:363

965/ATTP-ĐNTT

Hướng dẫn bảo đảm an toàn thực phẩm trong phòng chống dịch COVID – 19 đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, kinh doanh thức ăn đường phố

lượt xem: 2235 | lượt tải:479
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây