Chương trình liên kết “Tuổi trẻ với chuỗi An toàn thực phẩm”

Nguồn tin:
Ngày 14/2/2020, Công ty Cổ phần Chứng nhận và Giám định VinaCert cùng Viện An toàn thực phẩm và Dinh dưỡng ( NFSI ) chủ trì tổ chức buổi mạn đàm về chương trình liên kết “Tuổi trẻ với chuỗi An toàn thực phẩm”. Chương trình là hoạt động thiết thực nhằm hưởng ứng cuộc vận động “Nghĩa tình biên giới hải đảo” của Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh; chương trình “Tuổi trẻ hướng về biên giới, hải đảo” do Thành đoàn Hà Nội phát động.
Tham dự buổi mạn đàm bao gồm đại diện của 5 đơn vị tham gia trong chương trình liên kết gồm : Quận Đoàn Hoàng Mai (thành phố Hà Nội); Huyện đoàn Bắc Quang, Quang Bình (tỉnh Hà Giang); Đoàn thanh niên Công ty CP Chứng nhận và Giám định VinaCert;  Đoàn thanh niên Hợp tác xã Nông nghiệp Đại Thịnh Vượng – Liên minh HTX thành phố Hà Nội sẽ chung tay xây dựng 
“Chuỗi liên kết sản xuất – tiêu dùng thực phẩm an toàn”.
Chương trình liên kết “Tuổi trẻ với chuỗi An toàn thực phẩm”



Thông qua chương trình sẽ xây dựng kênh sản xuất – phân phối sản phẩm trực tiếp, uy tín từ nhà sản xuất đến tận tay người tiêu dùng, góp phần thúc đẩy và tiêu thụ các sản phẩm đặc thù của tỉnh Hà Giang cũng như 2 huyện Bắc Quang, Quang Bình.

Dự và phát biểu tại buổi mạn đàm, Chủ tịch HĐQT Công ty VinaCert Nguyễn Hữu Dũng cho rằng, thông qua hoạt động thiết thực này, các Chi đoàn có thể tự gây quỹ cho đơn vị. Đồng thời nhấn mạnh “Có rất nhiều yếu tố để triển khai thành công chuỗi liên kết giữa các trang trại tại hai huyện Bắc Quang, Quang Bình (Hà Giang) với thị trường tiêu thụ nông sản ở quận Hoàng Mai (Hà Nội).
 
Chủ tịch HĐQT Công ty VinaCert Nguyễn Hữu Dũng

Chủ tịch HĐQT Nguyễn Hữu Dũng cũng đề nghị đại diện 5 đơn vị cùng tập trung thảo luận, “phân vai” và trách nhiệm của từng đơn vị trong chuỗi an toàn thực phẩm. 
VinaCert sẽ hỗ trợ huyện đoàn Bắc Quang và Quang Bình trong việc hướng dẫn, xây dựng các mô hình kinh tế trang trại, gia trại,… cung cấp các sản phẩm đặc thù của địa phương cho Hà Nội; Hỗ trợ thử nghiệm và chứng nhận sản phẩm phù hợp với các tiêu chuẩn VietGap/ AseanGap/ GlobalGap theo phương thức chứng nhận điện tử phù hợp với tiêu chuẩn VFSC (chuỗi truy xuất nguồn gốc an toàn thực phẩm Việt Nam),…

“Bằng nguồn lực hiện có của Viện NFSI, việc chung tay để tạo ra các mô hình thực phẩm an toàn giúp người nông dân tại các địa phương “có cần câu” sẽ rất triển vọng. Thông qua việc hợp tác, việc tiêu thụ sản phẩm đặc thù của các địa phương sẽ trở nên thuận lợi, đạt giá trị gia tăng cao hơn”, ông Nguyễn Hữu Dũng chia sẻ.
Ông Lương Tiến Dũng, Phó bí thư Huyện ủy Bắc Quang

Đánh giá cao tính thực tiễn của chương trình, ông Lương Tiến Dũng, Phó bí thư Huyện ủy Bắc Quang cho rằng, đây là chủ đề rất phù hợp với xu thế hiện nay. Tuy nhiên, để triển khai được các mô hình lớn tại khu vực miền núi là chưa khả thi. Để triển khai có hiệu quả, 5 đơn vị cần có khảo sát thực tiễn tại địa phương để từ đó hoạch định lĩnh vực hoạt động, quy mô của từng mô hình; xác định các đầu mối của chuỗi liên kết.
Trên quan điểm đó, đại diện Huyện đoàn Quang Bình cho biết, Huyện đoàn đánh giá cao tính khả thi và ý nghĩa của chương trình liên kết, điều đó giúp địa phương tiêu thụ được những sản phẩm đặc thù, góp phần xóa đói giảm nghèo và thúc đẩy phong trào Thanh niên lập thân lập nghiệp.
Cùng với giới thiệu về điều kiện kinh tế xã hội, thổ nhưỡng và diện tích đất tự nhiên,
 đại diện Huyện đoàn Quang Bình cũng giới thiệu về những cây trồng, vật nuôi đặc thù, thuận lợi, khó khăn trong phát triển các mô hình kinh tế, 
qua đó bày tỏ mong muốn các đại biểu thảo luận về những nội dung cụ thể về các vấn đề liên quan, trên cơ sở đó, 
Huyện đoàn sẽ đề xuất với lãnh đạo huyện về việc phát triển mô hình liên kết như thế nào cho phù hợp.
Ông Trần Tuấn Minh (HTX thanh niên Bình Minh)

Còn theo đại diện mô hình Thanh niên khởi nghiệp của huyện Bắc Quang, ông Trần Tuấn Minh (HTX thanh niên Bình Minh),
 đơn vị đang nuôi trồng một số loại thủy sản trên Sông Lô, sản phẩm của HTX bước đầu đã có mặt tại thị trường Hà Nội,
 tuy nhiên còn gặp rất nhiều khó khăn trong việc tiếp cận, mở rộng thị trường. Để có thể phát triển mở rộng mô hình sản xuất, 
HTX mong muốn được tham gia chương trình liên kết; nhận sự giúp đỡ và hỗ trợ kỹ thuật từ phía các chuyên gia của VinaCert cũng như của Viện NFSI và các đơn vị tham gia chuỗi liên kết.
Nhất trí với quan điểm trên, ông Hoàng Văn Huân, đại diện mô hình canh tác nhà lưới tại xã Vĩnh Thượng, huyện Quang Bình bổ sung,do thói quen canh tác manh mún, nhỏ lẻ, truyền thống của bà con nên việc triển khai mô hình nhà lưới ban đầu gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt là việc áp dụng các tiêu chuẩn kỹ thuật vào sản xuất.
Bày tỏ quan điểm ủng hộ chương trình liên kết, đại diện HTX Đại Thịnh Vượng, ông Hoàng Trung cho rằng, với góc độ tiếp cận của doanh nghiệp đã thực hiện chuỗi cung ứng sản phẩm nông nghiệp từ Thị xã Sơn Tây về Hà Nội, chúng tôi nhận thấy khi bắt tay vào làm sẽ có rất nhiều trăn trở từ khâu sản xuất, sơ chế, phân phối sản phẩm đến tay người tiêu dùng. Thuận lợi của HTX hiện nay là đã tập hợp được nhiều thành viên tâm huyết với ngành nông nghiệp. Vấn đề tiếp theo là triển khai chương trình liên kết như thế nào cho phù hợp và có thể mở rộng được thị trường tiêu thụ.
Cũng theo ông Hoàng Trung, diện tích đất nông nghiệp nước ta rất lớn nhưng sản phẩm xuất khẩu còn hạn chế.
 Doanh nghiệp nông nghiệp phải hướng tới khách hàng, để khách hàng cảm nhận được sản phẩm là tốt hay không tốt; 
sự kiểm tra, kiểm soát của khách hàng vào các khâu đoạn từ khi sản xuất cho đến khi tiêu dùng sản phẩm là rất quan trọng (áp dụng mô hình VFSC). Điều đó cũng quyết định việc chúng ta lựa chọn sản phẩm nào để cung cấp đến người tiêu dùng với giá cả phải chăng.
 
Thể hiện quyết tâm thực hiện chương trình liên kết

Thể hiện quyết tâm thực hiện chương trình liên kết, ông Nguyễn Hữu Dũng một lần nữa nhấn mạnh rằng, 
chúng ta đang ngồi ở phòng “Không gì không thể” của VinaCert, nghĩa là bất cứ công việc gì, quyết tâm làm sẽ thành công.
 Lãnh đạo các đơn vị sẽ tiếp tục họp bàn về triển khai chương trình liên kết “Tuổi trẻ với chuỗi An toàn thực phẩm”. 

Tác giả bài viết: Viện An toàn thực phẩm và Dinh dưỡng (NFSI)

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Tuyển dụng
VinaCert - Tuyển dụng nhân sự - Nhân viên kinh doanh
Văn bản mới ban hành

12/2024/TT-BYT

Quy định mới về giới hạn các chất ô nhiễm trong thực phẩm bảo vệ sức khỏe

lượt xem: 350 | lượt tải:93

17/2023/TT-BYT

Thông tư số 17/2023/TT-BYT sửa đổi, bổ sung và bãi bỏ các văn bản quy phạm pháp luật về an toàn thực phẩm do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành

lượt xem: 820 | lượt tải:179

JFS-C - Version 3.0

JFS-C Tài liệu chương trình chứng nhận

lượt xem: 971 | lượt tải:189

CV số 1354/ATTP-NĐTT

Bảo đảm ATTP và chế độ dinh dưỡng cho người lao động, cán bộ tham gia công tác phòng, chống dịch COVID-19 tại cơ sở sản xuất, kinh doanh, khu công nghiệp, khu cách ly

lượt xem: 1235 | lượt tải:340

965/ATTP-ĐNTT

Hướng dẫn bảo đảm an toàn thực phẩm trong phòng chống dịch COVID – 19 đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, kinh doanh thức ăn đường phố

lượt xem: 2122 | lượt tải:455
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây