Viện An toàn thực phẩm và Dinh dưỡng (NFSI) tổ chức tập huấn “Kiến thức cơ bản về Thực hành sản xuất tốt (GMP) thực phẩm bảo vệ sức khỏe”.

Nguồn tin: Viện An toàn thực phẩm và Dinh dưỡng (NFSI)
Ngày 28/7/2019tại Hà Nội, Viện An toàn thực phẩm và Dinh dưỡng (NFSI) đã tổ chức tập huấn “Kiến thức cơ bản về Thực hành sản xuất tốt (GMP) thực phẩm bảo vệ sức khỏe” cho những người trực tiếp liên quan đến lĩnh vực này.
Nội dung tập huấn đặc biệt nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tuân thủ các nguyên tắc thực hành sản xuất tốt (Good Manufacturing Practice (GMP) thực phẩm bảo vệ sức khỏe (HS) trong sản xuất; học viên cần nêu cao tinh thần học hỏi, tự giác và có trách nhiệm trong việc tiếp thu các kiến thức về tiêu chuẩn GMP - HS, để thực hiện mục tiêu cao nhất là sản xuất ra những sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe có chất lượng tốt nhất phục vụ người tiêu dùng.
 
Lớp tập huấn “Kiến thức cơ bản về Thực hành sản xuất tốt (GMP) thực phẩm bảo vệ sức khỏe”.

Để thực hiện mục tiêu trên, ngày 17/7/2019, Bộ Y tế đã ban hành Thông tư số 18/2019/TT-BYT Hướng dẫn Thực hành sản xuất tốt (GMP) trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm bảo vệ sức khỏe.Thông tư này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân tham gia vào quá trình sản xuất, kinh doanh thực phẩm bảo vệ sức khỏe tại Việt Nam và các tổ chức, cá nhân khác có liên quan.
Thông tư 18/2019/TT-BYT hướng dẫn: (1) Nguyên tắc, quy định Thực hành sản xuất tốt thực phẩm bảo vệ sức khỏe và việc áp dụng GMP đối với cơ sở sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe trong nước; (2) Các chứng nhận tương đương với Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đạt yêu cầu GMP đối với thực phẩm bảo vệ sức khỏe nhập khẩu.
Theo đó, cơ sở sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe trong nước phải đáp ứng các nguyên tắc, quy định GMP: Cơ sở sản xuất phải có hệ thống bảo đảm chất lượng được xây dựng, thiết kế toàn diện, kết hợp với thực hành sản xuất tốt và kiểm soát chất lượng hướng đến mục tiêu chất lượng đề ra; Hệ thống bảo đảm chất lượng phải được xây dựng thành bộ văn bản hoàn chỉnh với các nguồn lực thực thi bao gồm nhà xưởng, thiết bị, nhân lực đầy đủ; Phải kiểm soát chất lượng, theo dõi sản phẩm trong quá trình lưu thông và các vấn đề liên quan đến GMP, cho phép truy xuất lịch sử của lô sản phẩm, từ khi tiếp nhận nguyên liệu ban đầu đến khi phân phối thành phẩm…
Thông tư cũng quy định cơ sở sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe trong nước phải có quy trình sản xuất được phê duyệt cho mỗi sản phẩm cụ thể bao gồm các quy định chi tiết, rõ ràng về hoạt động sản xuất, kiểm soát chất lượng để đảm bảo thu được sản phẩm đạt chất lượng, đồng nhất, ổn định. Kết quả thực hiện cho từng lô sản phẩm phải được ghi chép đầy đủ, rõ ràng và lưu giữ theo quy định;
Bên cạnh đó, phải có hệ thống quản lý chất lượng được thiết lập phù hợp với bộ phận kiểm soát chất lượng hoạt động độc lập so với bộ phận sản xuất và hoạt động hiệu quả để bảo đảm sản phẩm được sản xuất theo các điều kiện, quy trình phù hợp và đáp ứng được tiêu chuẩn xác định.
Đối với sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe sản xuất trong nước hoặc nhập khẩu đã được cấp Giấy xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm hoặc Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phảm còn hiệu lực mà chưa có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đạt yêu cầu thực hành sản xuất tốt (GMP) thực phẩm bảo vệ sức khỏe thì kể từ ngày 01/7/2019 phải nộp bổ sung Giấy chứng nhận trước khi sản xuất…
Với những ý nghĩa đó, khóa tập huấn đã tập trung làm rõ yêu cầu nêu tại 11 nội dung của Thông tư 18/2019/TT-BYT, gồm: (1) Quản lý chất lượng (2) Nhân sự (3) Cơ sở sản xuất và trang thiết bị (4) Vệ sinh (5) Hồ sơ tài liệu (6) Sản xuất (7) Kiểm soát chất lượng (8) Sản xuất và kiểm nghiệm theo hợp đồng (9) Khiếu nại và thu hồi sản phẩm (10) Tự kiểm tra.
Lớp tập huấn đã thành công tốt đẹp, mọi vấn đề thắc mắc của học viên đã được giải đáp thấu đáo.

 

Tác giả bài viết: Viện NFSI

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Tuyển dụng
VinaCert - Tuyển dụng nhân sự - Nhân viên kinh doanh
Văn bản mới ban hành

12/2024/TT-BYT

Quy định mới về giới hạn các chất ô nhiễm trong thực phẩm bảo vệ sức khỏe

lượt xem: 407 | lượt tải:110

17/2023/TT-BYT

Thông tư số 17/2023/TT-BYT sửa đổi, bổ sung và bãi bỏ các văn bản quy phạm pháp luật về an toàn thực phẩm do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành

lượt xem: 859 | lượt tải:185

JFS-C - Version 3.0

JFS-C Tài liệu chương trình chứng nhận

lượt xem: 1022 | lượt tải:200

CV số 1354/ATTP-NĐTT

Bảo đảm ATTP và chế độ dinh dưỡng cho người lao động, cán bộ tham gia công tác phòng, chống dịch COVID-19 tại cơ sở sản xuất, kinh doanh, khu công nghiệp, khu cách ly

lượt xem: 1272 | lượt tải:349

965/ATTP-ĐNTT

Hướng dẫn bảo đảm an toàn thực phẩm trong phòng chống dịch COVID – 19 đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, kinh doanh thức ăn đường phố

lượt xem: 2182 | lượt tải:465
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây