Vệ sinh thực phẩm là chìa khóa của vấn đề, các bằng chứng đã cho thấy do COVID-19 là nguồn lây lan chính trong cộng đồng và không phải lây từ thực phẩm, vì vậy thực hành tốt vệ sinh thực phẩm là điều rất quan trọng hơn bao giờ hết vì nó không chỉ bảo vệ con người khỏi những loại virus mới mà còn bảo vệ cộng đồng khỏi những loại virus khác dễ lây lan qua thực phẩm (ví dụ như norovirrus và virus viêm gan A) và tránh được các vi khuẩn gây hại.
Bảo vệ thực phẩm và người lao động an toàn dựa vào các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm và hệ thống kiểm soát an toàn thực phẩm đúng cách
CODEX: tiên phong trong đảm bảo vệ sinh thực phẩm toàn cầu
Thư ký Ủy ban Codex quốc tế, Tom Heiland phát biểu, “Codex là tổ chức tiên phong trong việc thực hiện đảm bảo vệ sinh thực phẩm toàn cầu, đã xây dựng và hiện đại hóa hệ thống của mình trong nhiều năm bằng số lượng lớn các văn bản tài liệu cung cấp hướng dẫn thực tế về cách thức áp dụng và thực hiện thực hành vệ sinh tốt nhất nhằm đảm bảo vệ sinh thực phẩm (Nguyên tắc chung về Vệ sinh thực phẩm-CXC 1-1969), xử lý các sản phẩm thịt an toàn (Quy phạm thực hành vệ sinh đối với sản phẩm thịt, CXC 58-2005), và kiểm soát các loại virus trong thực phẩm (Hướng dẫn áp dụng các nguyên tắc chung về Vệ sinh thực phẩm để kiểm soát các loại virus trong thực phẩm – CAC/GL 79-2012).
Các chuyên gia tiêu chuẩn thực phẩm trong ban thư ký của Codex quốc tế khẳng định các thực hành tăng cường an toàn thực phẩm tại thời điểm này, dựa trên những khuyến cáo trong các tiêu chuẩn và văn bản của Codex, sẽ giảm bớt khả năng vi khuẩn gây hại nhiễm vào thực phẩm. Các biện pháp trên cũng hỗ trợ việc giảm gánh nặng y tế cộng đồng do các bệnh truyền nhiễm từ thực phẩm, tiếp đó sẽ giảm bớt áp lực lên các hệ thống y tế công cộng ở nhiều quốc gia.
Thông qua hệ thống trang web của WHO, giáo sư Alan Riley, trường đại học Dublin và nguyên CEO của Cục an toàn thực phẩm Ireland đã phát biểu, các nhà cung cấp dịch vụ thực phẩm đóng vai trò quan trọng khi duy trì việc vận chuyển thực phẩm cùng với chuỗi thực phẩm. “Ngành công nghiệp thực phẩm và mỗi cầu nối trong chuỗi thực phẩm đều đóng vai trò to lớn ở đây”.
Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm và mọi chương trình hiện thời đang tập trung vào các hệ thống được xây dựng xung quanh các tiêu chuẩn sẵn sàng để áp dụng. Các tiêu chuẩn này gồm các biện pháp dựa trên HACCP và căn cứ vào tài liệu cơ bản của Codex về các nguyên tắc chung về vệ sinh thực phẩm.
Tuy nhiên mối đe dọa của COVID-19 cho thấy cần có các biện pháp kiểm dịch và vệ sinh tăng cường để bảo vệ được người làm việc trong môi trường thực phẩm.
FAO và WHO đã có những hướng dẫn và tư vấn để bảm đảm duy trì chuỗi thực phẩm, và nguồn cung thực phẩm an toàn luôn có sẵn cho người tiêu dùng. Hướng dẫn này nhấn mạnh việc bảo vệ môi trường thực phẩm khỏi các loại virus và tập trung vào các biện pháp kiểm soát nơi làm việc trong chuỗi cung ứng thực phẩm dựa trên nguyên tắc giãn cách, vệ sinh và kiểm dịch chặt chẽ-chẳng hạn như thường xuyên rửa tay đúng cách và hiệu quả-cũng như vệ sinh và kiểm dịch tại tất cả các công đoạn sản xuất, chế biến, xử lý và tiếp thị thực phẩm. Vì ngoài những người vẫn tiếp tục làm việc tại nhà, cá nhân làm việc trong ngành công nghiệp thực phẩm cần phải có mặt tại nơi làm việc. Việc giữ tất cả mọi người làm việc trong chuỗi cung ứng thực phẩm và tại nơi sản xuất thực phẩm có sức khỏe và an toàn là yếu tố then chốt để tồn tại được trong đại dịch COVID.